Nếu bạn là một người thường xem TV thì chắc hẳn bạn sẽ thường thấy những quảng cáo từ các nhãn hàng khác nhau nhỉ? Bạn đang tò mò đó là quảng cáo gì? Đơn giản nó được gọi chung là quảng cáo truyền hình hay có thể gọi là TVC.
Ngày nay, quảng cáo truyền hình không còn là kênh truyền thông mạnh mẽ như 10-20 năm trước nữa. Tuy vậy nó vẫn là một kênh marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng, nhất là các doanh nghiệp lớn.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về TVC là gì, TVC có còn hiệu quả ở thời điểm hiện tại và cùng điểm qua một số TVC nổi bật tại Việt Nam.
1. TVC là gì?
TVC là từ viết tắt của Television Commercial (quảng cáo truyền hình) một hình thức quảng cáo nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, cá nhân hoặc tổ chức thông qua phương tiện truyền hình.
Thời lượng của TVC rất khác nhau nhưng thường kéo dài từ 10 giây đến 3 phút.
Bất kể độ dài của TVC là bao nhiêu, điều quan trọng cần lưu ý là thông điệp truyền tải phải hấp dẫn và lôi cuốn để người xem không mất hứng thú trong vài giây đầu tiên của TVC.
Mục tiêu chính của TVC là giới thiệu sản phẩm mới, tạo nhận thức và cuối cùng là khiến người tiêu dùng chuyển sang sản phẩm được quảng cáo.
TVC cũng có tác dụng nhắc nhở đối tượng người tiêu dùng về sự tồn tại của sản phẩm nhằm tạo ra nhu cầu liên tục theo thời gian.
Điện máy xanh là một thương hiệu sử dụng TVC hiệu quả khi tạo sự phủ sóng thương hiệu này đến hàng triệu người dùng
Những thách thức của TVC
Một thách thức của quảng cáo truyền hình là nó có thể tốn kém, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Cũng có thể khó để đo lường hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo hoặc xác định lợi tức đầu tư.
Ngoài ra, với sự gia tăng của các dịch vụ phát trực tuyến, lượng khán giả truyền hình truyền thống đang giảm, điều này có thể hạn chế phạm vi tiếp cận của quảng cáo truyền hình và ROI của một chiến dịch quảng cáo.
2. TVC có còn hiệu quả ở thời điểm hiện tại?
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng digital marketing như mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, nhiều người cho rằng TVC đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, sự thật không hoàn toàn như vậy.
TVC vẫn giữ được vị thế quan trọng của mình và có những ưu điểm riêng biệt mà các hình thức quảng cáo khác khó thay thế.
Tại sao TVC vẫn hiệu quả?
- Tầm phủ sóng rộng: Truyền hình vẫn là một kênh thông tin đại chúng, tiếp cận được một lượng lớn khán giả đa dạng.
- Tạo ấn tượng mạnh: TVC có khả năng tạo ra những ấn tượng sâu sắc, khó quên trong tâm trí người xem nhờ hình ảnh, âm thanh và câu chuyện hấp dẫn.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: TVC giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho thương hiệu.
Thúc đẩy hành động mua hàng: Nhiều nghiên cứu cho thấy, TVC có khả năng kích thích nhu cầu mua sắm và thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. - Phù hợp với các chiến dịch truyền thông lớn: TVC thường được sử dụng kết hợp với các kênh marketing khác để tạo ra hiệu ứng lan tỏa và tăng cường nhận diện thương hiệu.
Tuy nhiên, để TVC đạt hiệu quả cao trong thời đại hiện nay, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
- Nội dung sáng tạo: TVC cần có nội dung độc đáo, hấp dẫn, gây tò mò và tạo được sự khác biệt.
- Ngắn gọn, súc tích: Thời lượng TVC nên được rút ngắn để phù hợp với thói quen xem của người dùng hiện nay.
- Kênh phát sóng phù hợp: Chọn kênh truyền hình phù hợp với đối tượng mục tiêu của sản phẩm.
- Kết hợp với các kênh digital marketing: Tối ưu hóa hiệu quả của TVC bằng cách kết hợp với các kênh marketing khác như mạng xã hội, SEO, Google Ads,…
- Đo lường hiệu quả: Sử dụng các công cụ đo lường để đánh giá hiệu quả của TVC và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
TVC vẫn là một công cụ marketing hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp cần kết hợp TVC với các kênh marketing khác và không ngừng đổi mới, sáng tạo trong nội dung.
3. Các hình thức TVC phổ biến hiện nay
1. TVC giới thiệu sản phẩm mới
TVC giới thiệu sản phẩm mới thường được sử dụng khi doanh nghiệp tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Mục đích của loại TVC này là giới thiệu đặc điểm nổi bật, công dụng và lợi ích của sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Đặc điểm:
- Tập trung vào việc giới thiệu các tính năng và lợi ích của sản phẩm mới.
- Thường ngắn gọn, tập trung vào thông điệp chính và tạo sự tò mò cho người xem.
Ví dụ: Quảng cáo về một chiếc điện thoại thông minh mới với các tính năng như camera độ phân giải cao, màn hình sắc nét và thời lượng pin dài.
2. TVC khuyến mãi
TVC khuyến mãi được sử dụng để thông báo về các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hoặc ưu đãi đặc biệt của doanh nghiệp. Mục tiêu của loại TVC này là thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn.
Đặc điểm:
- Quảng bá các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt.
- Thường có lời kêu gọi hành động mạnh mẽ như “Mua ngay hôm nay” hoặc “Chỉ có trong tuần này”.
Ví dụ: Quảng cáo về chương trình giảm giá 50% cho toàn bộ sản phẩm trong dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt.
3. TVC thương hiệu (Branding TVC)
TVC thương hiệu tập trung vào việc xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Loại TVC này thường không nhấn mạnh vào một sản phẩm cụ thể mà tập trung vào giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu.
Đặc điểm:
- Tập trung vào việc xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu.
- Thường không nhấn mạnh vào sản phẩm cụ thể mà tập trung vào giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu.
Ví dụ: Quảng cáo của Coca-Cola với thông điệp “Mở niềm vui” (Open Happiness), truyền tải hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc khi mọi người cùng thưởng thức Coca-Cola.
4. TVC câu chuyện (Storytelling TVC)
TVC kể chuyện sử dụng các câu chuyện cảm động, hài hước hoặc thú vị để kết nối cảm xúc với khán giả. Mục tiêu là tạo ấn tượng mạnh mẽ và gợi nhớ lâu dài về thương hiệu hoặc sản phẩm.
Đặc điểm:
- Sử dụng câu chuyện cảm động, hài hước hoặc thú vị để kết nối cảm xúc với khán giả.
- Thường dài hơn và có kịch bản phức tạp hơn.
Ví dụ: Quảng cáo của Thai Life Insurance kể câu chuyện về lòng nhân ái và sự hy sinh của một người đàn ông bình thường.
5. TVC tài trợ (Sponsorship TVC)
TVC tài trợ thường xuất hiện trong các chương trình truyền hình, sự kiện thể thao hoặc các sự kiện lớn. Doanh nghiệp sử dụng loại TVC này để tài trợ cho một chương trình hoặc sự kiện, qua đó tăng cường nhận diện thương hiệu.
Ví dụ: TVC của Herbalife Việt Nam xuất hiện trong các trận Việt Nam đá ở giải AFF Mitsubishi Cup 2022.
6. TVC trực tiếp
TVC trực tiếp khuyến khích khán giả thực hiện một hành động cụ thể ngay lập tức, như gọi điện thoại, truy cập trang web hoặc đến cửa hàng. Loại TVC này thường đi kèm với các ưu đãi đặc biệt để thúc đẩy hành động ngay lập tức.
Ví dụ: TVC của một trung tâm mua sắm khuyến khích khách hàng gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp để nhận được ưu đãi giảm giá đặc biệt trong ngày.
7. TVC Viral
TVC viral được thiết kế để dễ dàng chia sẻ trên mạng xã hội, với mục tiêu lan truyền nhanh chóng và rộng rãi. Nội dung của loại TVC này thường độc đáo, sáng tạo và dễ gây ấn tượng mạnh.
Ví dụ: TVC của Điện Máy Xanh – Bạn muốn mua TV ở bên dưới với nội dung hài hước và sáng tạo đã trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem và chia sẻ.
Một số TVC nổi tiếng tại Việt Nam
1. Điện Máy Xanh – Bạn muốn mua TV?
Vào cuối những năm 2016, màn hình tivi của hàng triệu người dân Việt Nam bất ngờ xuất hiện hình ảnh một người xanh nhảy múa trên nền nhạc vui nhộn cùng thông điệp được lặp đi lặp lại trong 30 giây quảng cáo: “Bạn muốn mua tivi – Hãy đến Điện Máy Xanh ”.
Mặc dù có người khen, người chê về TVC này nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của TVC này đến công chúng Việt Nam. Nó góp phần tạo nên thành công của thương hiệu Điện Máy Xanh như ngày hôm nay.
2. Vinamilk – Sữa tươi nguyên chất 100%
Ngày nay, bạn không khó để bắt gặp những đoạn quảng cáo của Vinamilk có sự tham gia của những chú bò. Vậy nguồn gốc của chuỗi quảng cáo này là gì?
Quay trở lại năm 2006, Vinamilk đã cho ra mắt TVC với hình ảnh những chú bò nhảy múa vui nhộn, không quên truyền tải thông điệp: “ 100% sữa tươi nguyên chất Vinamilk” .
TVC này đóng góp rất lớn cho Vinamilk, đưa một thương hiệu sữa Việt Nam trở thành một gã khổng lồ, cạnh tranh ngang ngửa về độ nhận diện thương hiệu với các doanh nghiệp sữa nổi tiếng trên thế giới.
3. Bia Sài Gòn Special – Có thể bạn không cao…
Ngày nay, bất cứ nơi nào bạn đến ở Việt Nam, bạn cũng có thể thấy mọi người sử dụng bia Sài Gòn để giải trí. Góp phần vào sự phổ biến này là TVC Saigon Special vào đầu những năm 2000.
Thông điệp của công ty rất rõ ràng: Bạn có thể không cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn . Nó không chỉ thể hiện men đặc trưng của sản phẩm không thua kém bất kỳ thương hiệu bia nào, mà còn truyền tải thông điệp về lòng tự trọng của người Việt Nam đến bạn bè trên toàn thế giới. Nhỏ nhưng có võ!
4. Bitis – Nuôi dưỡng đôi chân Việt
Trước Sơn Tùng và Bitis’ Hunter, không ai trong chúng ta không nhớ đến Biti’s biểu tượng với những đôi giày bền bỉ theo thời gian. Thương hiệu này đã tạo nên ấn tượng đó trong mắt công chúng, tất cả đều là những đoạn quảng cáo “Nâng niu đôi chân Việt” cách đây gần 20 năm:
Thông điệp mà Biti’s muốn truyền tải ở đây là: Thương hiệu giày Việt luôn đồng hành, theo sát và bảo vệ đôi chân của người Việt trong mọi thời đại, mọi bước đi.
5. Coca Cola – Mang Kỳ Diệu Về Nhà
Cuối cùng trong danh sách những quảng cáo nổi tiếng tại Việt Nam là thương hiệu Coca Cola. Tận dụng màu đỏ đặc trưng và rực rỡ của Tết, Coca đã cho ra mắt TVC thể hiện tinh thần đoàn tụ ấm áp của người Việt Nam trên khắp thế giới.
Ngày nay, mỗi dịp năm mới đến, Coca Cola lại cho ra mắt đoạn TVC mới, tiếp tục nhấn mạnh giá trị cốt lõi mà công ty vẫn theo đuổi: Gắn kết yêu thương trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Tìm hiểu thêm:
- Quảng cáo là gì? Sự khác biệt giữa quảng cáo với Marketing?
- Hướng dẫn cách sử dụng 22 loại hình quảng cáo của Google
- 10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR
- 7 nền tảng quảng cáo trực tuyến tốt nhất năm 2024
- Banner quảng cáo là gì và nó hoạt động như thế nào?
- Quảng cáo trực tuyến là gì?
- Remarketing là gì? 6 mẹo tạo quảng cáo Remarketing hiệu quả