Bộ nhận diện thương hiệu được coi là là yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên độc đáo và khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì và nó bao gồm những gì?
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) là một tập hợp các yếu tố hình ảnh và phi hình ảnh được sử dụng để đại diện và xác định một thương hiệu (brand) cụ thể. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố như logo, màu sắc, phông chữ, hình ảnh, slogan, và các yếu tố thiết kế khác.
Mục tiêu của bộ nhận diện thương hiệu là tạo ra một hình ảnh nhận diện duy nhất và nhất quán cho thương hiệu đó, giúp khách hàng nhận biết và kết nối với thương hiệu dễ dàng.
2. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) là rất quan trọng trong một doanh nghiệp hoặc thương hiệu, và nó có những ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển và thành công của thương hiệu đó.
Dưới đây là những vai trò chính của bộ nhận diện thương hiệu:
- Xác định và Định danh Thương hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu giúp xác định và định danh thương hiệu trong mắt khách hàng và thị trường. Nó tạo ra một hình ảnh nhận diện đặc trưng và duy nhất cho thương hiệu, làm cho thương hiệu dễ dàng được nhận ra.
- Tạo Dấu Ấn Tương Tác: Bộ nhận diện thương hiệu là một phần quan trọng trong việc tạo dấu ấn và tương tác với khách hàng. Logo, màu sắc, và hình ảnh thương hiệu thường được sử dụng trong truyền thông, quảng cáo, và sản phẩm, giúp thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ.
- Tạo Sự Tin Tưởng và Nhận Diện: Một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán giúp tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng. Khách hàng cảm thấy an tâm khi thấy thương hiệu luôn xuất hiện với một hình ảnh đáng tin cậy.
- Xây Dựng Danh Tiếng: Bộ nhận diện thương hiệu giúp xây dựng danh tiếng của thương hiệu trong thị trường. Một thương hiệu có bộ nhận diện thương hiệu tốt thường được xem là chuyên nghiệp và uy tín.
- Tạo Cảm Xúc và Liên Kết: Màu sắc, hình ảnh, và slogan của thương hiệu có thể tạo ra cảm xúc và liên kết với khách hàng. Những yếu tố này có thể kích thích tình cảm và loyalties từ phía khách hàng.
- Tạo Sự Nhất Quán: Bộ nhận diện thương hiệu đảm bảo sự nhất quán trong việc truyền đạt giá trị và thông điệp của thương hiệu. Điều này quan trọng để không làm lẫn lộn khách hàng và tạo ra một trải nghiệm thương hiệu thống nhất.
- Dễ Dàng Mở Rộng Thương Hiệu: Khi thương hiệu quyết định mở rộng hoạt động hoặc mở các chi nhánh mới, bộ nhận diện thương hiệu giúp duy trì tính nhất quán và giữ lại giá trị thương hiệu.
- Truyền Đạt Thông Điệp Thương Hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu giúp truyền đạt thông điệp, giá trị, và tôn chỉ của thương hiệu đến khách hàng một cách hiệu quả hơn qua các kênh truyền thông và quảng cáo.
Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ là về việc tạo ra một hình ảnh đẹp cho thương hiệu mà còn về việc xây dựng lòng tin, liên kết tình cảm, và thúc đẩy sự thành công và phát triển của thương hiệu trong thị trường cạnh tranh.
3. Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Bộ nhận diện bao gồm tất cả những yếu tố giúp xác định và nhận biết thương hiệu như sau:
1. Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Cốt Lõi
Logo, Slogan , Tagline, các đặc tính của thương hiệu là những yếu tố thể hiện rõ ràng tính cách cũng như tạo ra các điểm độc đáo riêng có của doanh nghiệp. Trong đó:
Logo là biểu tượng của doanh nghiệp giúp khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu. Logo không chỉ cần đẹp mắt mà cần truyền tải giá trị thương hiệu với khách hàng. Theo đó, logo thương hiệu thành công là logo giúp khách hàng có thể nhận ra ngay khi nhìn thấy mà không cần đọc tên. Ví dụ như khi thấy trái táo cắn dở, bạn chắc chắn biết ngay là Apple, thấy biểu tượng “Swoosh” sẽ ngầm hiểu là Nike, thấy logo cửa sổ sẽ hình dung ngay ra Window,…
Slogan được hiểu là câu khẩu hiệu của thương hiệu, giúp khách hàng dễ nhớ và phần nào hình dung ra được đặc trưng của thương hiệu. Ví dụ như Slogan của Nike là “Just do it” kết hợp biểu tượng Swoosh muốn thể hiện bạn có thể làm được mọi thứ nên đừng bao giờ chần chừ do dự trước khi đưa ra quyết định.
Tagline thường bị nhầm lẫn với Slogan nhưng trên thực tế, nó khác biệt hoàn toàn so với Slogan. Theo đó, nếu như Slogan ngắn gọn và xúc tích thì Tagline cần đầy đủ câu từ để thể hiện các triết lý kinh doanh cũng như phương châm hoạt động của doanh nghiệp. Tagline ấn tượng cũng góp phần tạo nên sự thành công lớn cho bộ nhận diện thương hiệu.
2. Nhận diện thương hiệu tại văn phòng
Hệ thống nhận diện thương hiệu tại văn phòng gồm những yếu tố như Logo, con dấu, kẹp tài liệu, thẻ nhân viên, Name Card, bì thư, đồng phục,… giúp các đối tác và khách hàng có thể nhìn thấy sự đồng bộ, nhất quán và chỉn chu trong phong thái làm việc của doanh nghiệp.
Tất cả các yếu tố tạo nên hệ thống nhận diện thương hiệu cần có sự gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác như màu sắc, Slogan, Typo,…
3. Nhận diện thương hiệu tại điểm bán
Hệ thống nhận diện thương hiệu tại điểm bán (POSM) bao gồm các yếu tố như bảng hiệu, phông nền, backdrop, background, gian hàng pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày,… Tất cả các yếu tố này có thể xuất hiện tại các triển lãm, hội chợ thương mại,… để thể hiện đặc tính và giúp khách hàng dễ nhận ra thương hiệu.
POSM được đánh giá là vật dụng quảng cáo trực quan nhất để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng, giúp họ thay đổi quyết định xem ban đầu thành mua hàng. Chi phí quảng cáo cho bộ nhận diện thương hiệu tại điểm bán không quá lớn, phù hợp để sử dụng rộng rãi trong quảng cáo trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Nhận Diện Thương Hiệu Trên Sản Phẩm
- Bao bì sản phẩm
- Tem nhãn dán lên sản phẩm
- Phiếu bảo hành
- Quyển hướng dẫn sử dụng
Mẫu mã bao bì sản phẩm chuyên nghiệp sẽ góp phần không nhỏ vào việc truyền bá hình ảnh thương hiệu tốt mà còn giúp cho việc bán hàng trở nên thuận lợi hơn. Khi mẫu mã bao bì sản phẩm thiết kế độc đáo, nhất quán với nhận diện thương hiệu, nó sẽ làm tăng uy tin thương hiệu, tăng giá trị sản phẩm hơn.
5. Nhận diện thương hiệu ở Internet
- Brochure
- Catalogue
- Hồ sơ năng lực
- Tờ rơi, tờ gấp
- Website
- Landing page
- Facebook Fanpage
- Video quảng cáo
- Banner ads
- Email marketing
Trong thời đại công nghệ 4.0, chắc chắn bạn không thể bỏ qua việc đem bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên các nền tảng số.
6. Nhận Diện Thương Hiệu Quà Tặng
- Bút
- Sổ tay
- Móc khóa
- Cốc uống nước
- Mũ bảo hiểm
- Áo mưa – Ô (dù)
Những vật phẩm quà tặng có thể sử dụng với các mục đích:
- Tặng cán bộ nhân viên công ty
- Tặng khách hàng, đối tác vào các dịp đặc biệt
- Tài trợ cho các sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh
Với tất cả các mục đích kể trên, nhận diện thương hiệu trên quà tặng đều góp phần quan trọng vào việc gia tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp ở khắp mọi nơi.
4. 5 bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả
Bước 1: Phân tích khách hàng mục tiêu
Làm thế nào để tìm được khách hàng biết đến thương hiệu của mình?
Sau khi biết, thương hiệu của bạn ấn tượng họ sẽ tìm hiểu sây hơn và ghi nhớ. Để làm được điều này, bộ nhận diện thương hiệu của bạn cần cực kỳ ấn tượng thì chưa đủ, bạn cần gắn bó chặt chẽ với khách hàng mục tiêu – những người mà bạn nhắm đến cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, ngoài việc tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu đừng bao giờ bỏ qua sự phù hợp vừa phải.
Bước 2: Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu
Bất cứ công việc sáng tạo nào cũng cần có ý tưởng.
Ý tưởng độc đáo, sáng tạo và mới mẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để triển khai công việc riêng. Với bộ nhận diện thương hiệu, ngoài ý tưởng sáng tạo cần truyền đạt những thông điệp truyền thông giá trị nhất định. Đừng quên tạo các slogan cho thương hiệu, các khẩu hiệu ngắn gọn, xuc tích để mô tả chính xác và định vị thương hiệu trên thị trường.
Bước 3: Lựa chọn màu sắc và font chữ cho thương hiệu
Màu sắc và font chữ là một trong những yếu tố dễ thu hút và tạo ấn tượng cho người xem.
Nếu tận dụng được những yếu tố này sẽ tạo ấn tượng được với khách hàng nhiều hơn. Màu sắc và font chữ nên có sự liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Hãy căn cứ vào tính sản phẩm, tinh thần doanh nghiệp, giá trị hướng đến để có thể lựa chọn màu sắc chủ đạo. Có được màu sắc chủ đạo, bạn có thể cắn cứ để tìm các font chữ liên quan và làm nổi bật lẫn nhau.
Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, tránh việc làm sai lệch tinh thần của thương hiệu.
Tuy nhiên, nếu bạn nảy ra những điểm đặc biệt nảy ra trong quá trình thiết kế thì có thể thêm vào bản thiết kế để tạo thêm sự ấn tượng cho bộ nhận diện thương hiệu.
Bước 5: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng
Có được bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, bạn sẽ sẽ đi đến những giai đoạn cuối cùng đó là hoàn chỉnh. Ở công đoạn này, bạn cần chú ý lựa chọn màu sắc, chất liệu cũng như kỹ thuật in ấn để giữ thể hiện chính xác những mong muốn của mình.
5. Các ví dụ về bộ nhận dạng thương hiệu đẹp
Netflix
Netflix là một trong những thương hiệu đã gây bão trên toàn thế giới trong vài năm qua. Nếu bạn tò mò về bộ nhận diện thương hiệu của Netflix, thì tham khảo ở trang này.
Yelp
Cùng tham khảo hướng dẫn về hình dạng, màu sắc và các yếu tố thiết kế khác được sử dụng trong ứng dụng Yelp.
Spotify
Nếu bạn là người dùng yêu thích Spotify, logo màu xanh lá cây của họ có thể đã khắc sâu trong tâm trí bạn. Nhưng bạn có thể chưa biết rằng họ cũng có những cách kết hợp màu logo khác? Hãy cùng tham khảo bộ nhận diện thương hiệu của họ để kiểm tra.
Apple App Store
Hướng dẫn về phong cách thương hiệu của Apple App Store cung cấp những hướng dẫn rõ ràng về cách kết hợp hình ảnh cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Làm như vậy sẽ giúp đảm bảo thương hiệu được giữ nguyên vẹn trên tất cả các nền tảng và thương hiệu đối tác.
Tìm hiểu thêm:
- Brand Authority là gì? 8 cách xây dựng uy tín thương hiệu
- Thương hiệu là gì? Các yếu tố cơ bản của một thương hiệu
- Nhận thức thương hiệu là gì? Làm thế nào để đo lường
- Xây dựng thương hiệu là gì? 8 lợi ích hàng đầu của BRANDING
- Tài sản thương hiệu là gì?
- 12 loại hình Marketing phổ biến giúp cải thiện thương hiệu
- 16 website và công cụ Tạo Logo Miễn Phí cho thương hiệu