Trong giới kinh doanh, khái niệm Unicorn được nhắc đến khá nhiều trong giới Startup. Đây được xem là mục tiêu đỉnh cao nhất mà một doanh nghiệp Startup đều mong muốn hướng tới. Tuy nhiên nhiều người vẫn hiểu rõ được định nghĩa Unicorn là gì.
Trong bài viết này, SEO HOT sẽ cùng các bạn tìm hiểu các thông tin xoay quanh về chủ đề Unicorn và liệt kê những Startup Unicorn hàng đầu năm 2024.
1. Unicorn là gì?
Từ “Unicorn” thường được sử dụng trong hai ngữ cảnh khác nhau:
Định nghĩa Unicorn trong văn hóa đời sống:
Trong truyền thuyết và văn hóa phổ thông, “Unicorn” hay “Kỳ lân” là một loài sinh vật huyền bí thường được mô tả như một con ngựa có một sừng dài, thường là màu trắng. Nó thường được xem là biểu tượng của sự thuần khiết và hiếm có.
Định nghĩa Unicorn trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ:
Trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ, “Unicorn” thường được gọi là Startup Unicorn sử dụng để chỉ một công ty mới (startup) đã đạt được định giá trị thị trường trên 1 tỷ USD.
Thuật ngữ này lần đầu tiên được đặt ra bởi Aileen Lee, người sáng lập quỷ đầu tư Cowboy Ventures khi cô đề cập đến 39 công ty khởi nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD là kỳ lân trong bài phỏng vấn trên TechCrunch năm 2013.
Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng để nhấn mạnh đến sự hiếm có của những công ty khởi nghiệp như vậy. Định nghĩa về một công ty khởi nghiệp kỳ lân vẫn không thay đổi kể từ đó. Tuy nhiên, số lượng kỳ lân đã tăng lên trong những năm qua.
1.1 Tại sao có nhiều Startup Unicorn đang nổi lên nhanh chóng?
Khi bạn nhìn vào nơi các kỳ lân đang nổi lên, sẽ khó có thể tranh luận rằng sự “cường điệu” của nhà đầu tư không phải là một phần lý do. Ví dụ, năm ngoái, các công ty khởi nghiệp về tiền điện tử và blockchain chiếm khoảng một nửa số kỳ lân mới nổi thực sự lớn.
Tiền điện tử từng là xu hướng đầu tư nóng trong những năm qua. Các nhà đầu tư muốn đảm bảo rằng họ là sẽ không bỏ lỡ xu hướng này, vì vậy đã có sự cạnh tranh khốc liệt để tìm và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp thú vị.
Tuy nhiên, cũng sẽ không chính xác nếu nói rằng sự nhiệt tình quá mức là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của số lượng kỳ lân.
Hãy nhớ rằng, một công ty sở hữu tư nhân là đặc điểm chính của kỳ lân. Theo truyền thống, cách duy nhất để đưa một công ty đạt giá trị 1 tỷ USD là đưa nó ra công chúng thông qua IPO. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi.
Các công ty khởi nghiệp với đội ngũ sáng lập thông minh và có những ý tưởng tuyệt vời để giải quyết các vấn đề của thị trường có thể huy động được lượng lớn vốn tư nhân sớm hơn, dẫn đến mức định giá hàng tỷ đô la trước khi IPO.
1.2 Tại sao Unicorn phải đạt ngưỡng 1 tỷ USD?
Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra ở đây là tại sao Unicorn chỉ dành cho các công ty đạt ngưỡng 1 tỷ USD?
“Một tỷ đô la luôn tốt hơn 800 triệu vì đó là ngưỡng tâm lý quan trọng cho tất cả các bên: Khách hàng, cổ đông, nhân viên, báo chí”. THEO AILEEN LEE
Dưới Unicorns, chúng ta có hai khái niệm là Minicorn – doanh nghiệp được định giá 1 triệu USD và Soonicorn các công ty trong ngưỡng tăng trưởng mạnh mẽ để trở thành kỳ lân.
Các Startup Unicorn đã hiếm, thì Decacorns còn hiếm gấp bội lần. Đây là những doanh nghiệp được định giá 10 tỷ đô la. SpaceX và WeWork là một ví dụ về Decacorns.
Cao hơn nữa có Hectocorns (siêu kỳ lân) – những startup có quy mô trị giá 100 tỷ đô la – Ví dụ ở đây chính là Google, Facebook.
Trạng thái ngưỡng để được gọi tên Unicorn là gì thể hiện sự kiêu hãnh và là bảo chứng cho sự phát triển thần kỳ của công ty. Unicorn được định giá dựa trên tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Thông thường, các Unicorn phải trải qua các vòng tài trợ của các công ty đầu tư mạo hiểm. Giá trị doanh nghiệp sẽ đo lường ở tương lai chứ không chỉ là các số liệu tài chính hiện tại.
Vài công ty đạt ngưỡng 1 tỷ USD sau khi được mua lại. Điển hình là trường hợp Facebook mua Instagram hay Unilever mua Dollar Shave Club, biến cả hai công ty này thành kỳ lân chỉ sau một đêm.
1.3 Giá trị công ty kỳ lân được xác định như thế nào?
Bởi vì các công ty kỳ lân là những công ty khởi nghiệp vẫn đang xây dựng dòng doanh thu và thu hút khách hàng, nên việc định giá hoạt động khác với các công ty đã có thương hiệu. Bạn không thể nhìn vào báo cáo thường niên và ngoại suy giá trị công ty từ doanh thu được tạo ra trong suốt cả năm.
Thay vào đó, các công ty kỳ lân được định giá dựa trên những gì các nhà đầu tư nghĩ về giá trị của một công ty. Một ví dụ đơn giản, nếu một nhà đầu tư muốn đầu tư 200 triệu USD để nắm giữ 20% cổ phần trong một công ty khởi nghiệp, thì nhà đầu tư đó tin rằng công ty khởi nghiệp này trị giá 1 tỷ USD.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng đây thực sự là một giá trị “trên giấy tờ”. ByteDance – siêu kỳ lân tại Trung Quốc đứng sau Tiktok – “chỉ” huy động được 13,1 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm nhưng được định giá ở mức 360 tỷ USD. Khi nói về các công ty kỳ lân, chúng ta đề cập đến “post-money value” chứ không phải nguồn vốn cổ phần thực tế được đưa vào công ty khởi nghiệp.
2. Điều gì tạo nên một “Startup Unicorn”?
Không có công thức chuẩn nào để tạo nên một công ty Startup Unicorn thành công. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy vậy, có một số đặc điểm chung nhất của các Unicorn Startup là:
2.1 Sự đổi mới mang tính đột phá
Chỉ có một ý tưởng hấp dẫn trong một thị trường có lợi nhuận là chưa đủ.
Nhiều công ty khởi nghiệp vĩ đại có những sản phẩm đáng kinh ngạc nhưng không bao giờ đạt đến trạng thái Unicorn.
Mức định giá 1 tỷ USD đó chỉ đến từ sự đổi mới mang tính đột phá. Nó dành cho những công ty thay đổi cách chúng ta nghĩ về một lĩnh vực và thách thức những gì chúng ta coi là đương nhiên. Google – siêu kỳ lân đầu tiên đã thay đổi cách chúng ta tương tác với Internet. AirBnb thách thức sự độc quyền mà các khách sạn nắm giữ và Uber đã cho chúng ta thấy những điểm yếu trong ngành taxi.
Tương tự như vậy, các fintech tiền điện tử đã trở thành những kỳ lân lớn nhất trong những năm gần đây vì chúng cực kỳ đột phá đối với tài chính truyền thống.
2.2 Những người tiên phong
Người ta thấy rằng Unicorn hầu hết là những người mới bắt đầu trong ngành của họ. Họ thay đổi cách mọi người làm việc và dần dần tạo ra nhu cầu cần thiết cho bản thân. Họ cũng được coi là luôn duy trì và phát triển sự đổi mới để đi trước các đối thủ cạnh tranh có thể bùng nổ sau này.
2.3 Phát triển nhanh chóng
Trung bình, một công ty kỳ lân sẽ vượt qua rào cản 1 tỷ USD trong 5 năm. Đó là sự tăng trưởng nhanh chóng.
Một công ty kỳ lân tập trung vào việc trải qua càng nhiều vòng gọi vốn lớn càng nhanh càng tốt. Đó là một rủi ro, bởi vì nếu thị trường không chuyển động cùng với sự khởi đầu thì giá trị có thể sẽ bị mất.
Nhưng đó cũng là cách duy nhất để một công ty khởi nghiệp có thể mình vượt lên trên đối thủ và đảm bảo rằng mình là người tiên phong.
2.4 Công nghệ cao
Đa phần các Startup Unicorn là những công ty công nghệ cao. Uber là một minh chứng cho sự thay đổi trên diện rộng. Uber không đơn thuần chỉ là ứng dụng kết nối mà còn định hình lại cách thức vận chuyển và đi lại của con người thông qua công nghệ.
Cách thức Uber thành công thể hiện sự nắm bắt nhanh nhạy của những nhà đầu tư. Việc đổ tiền vào đúng nơi đúng chỗ đã giúp công ty phát triển thần tốc như hiện nay.
2.5 Tập trung vào người tiêu dùng
Các công ty B2B gặp khó khăn hơn để đạt được trạng thái kỳ lân. Khoảng 62% công ty kỳ lân là B2C. Đây là một câu chuyện về quy mô của mô hình kinh doanh.
Các công ty B2C có thể tiếp cận hàng tỷ người nếu họ trở nên thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Các công ty B2B nhắm đến đúng lĩnh vực với giải pháp giải quyết vấn đề vẫn có thể đạt được trạng thái kỳ lân, nhưng chỉ khi các nhà đầu tư bị ấn tượng bởi TAM (Total Available Market) và tiềm năng mở rộng quy mô.
2.6 Sở hữu tư nhân
Phần lớn các Unicorn đều xuất phát từ ý tưởng của một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ, sau khi kêu gọi vốn họ mới mở rộng thành doanh nghiệp bành trướng trên thị trường. Hướng đi này làm tăng giá trị công ty nhanh chóng.
2.7 Mô hình kinh doanh bền vững
Unicorn cần có một mô hình kinh doanh bền vững, có khả năng sinh lời và duy trì sự tăng trưởng. Điều này có thể bao gồm việc xây dựng cơ sở khách hàng lớn, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, và quản lý chi phí hiệu quả.
3. Những công ty Unicorn hàng đầu năm 2023
Các kỳ lân tập trung ở một số quốc gia / khu vực bao gồm: Hoa Kỳ (130), Trung Quốc (104), Ấn Độ (24), Hàn Quốc (10), UK (10), Indonesia (4), Thụy Điển (4), Pháp (3), Hong Kong (3), Bồ Đào Nha (3), Israel (3), Australia (2), Bỉ (2), Singapore (2), Thụy Sĩ (2), Việt Nam (2) và 12 quốc gia khác (mỗi quốc gia 1).
Dưới đây là Top 10 công ty Unicorn hàng đầu bao gồm:
1. ByteDance
- Định giá hiện tại: 360 tỷ USD
- Vị trí: Trung Quốc
- Lĩnh vực: Fintech
ByteDance được thành lập vào năm 2012 và đã trở nên nổi tiếng nhờ nền tảng chia sẻ video TikTok. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần trong danh mục đầu tư của ByteDance.
Công ty cũng điều hành một nền tảng tin tức (Toutiao), nền tảng cộng tác doanh nghiệp – Lark và nhà phát hành trò chơi điện tử – Nuverse.
2. Ant Group
- Định giá hiện tại: 200 tỷ USD
- Vị trí: Trung Quốc
- Lĩnh vực: Fintech
Ant Group không thực sự là một tổ chức quốc tế và có danh tiếng tương đối thấp mặc dù là kỳ lân lớn thứ hai. Sản phẩm cốt lõi của họ là nền tảng thanh toán kỹ thuật số, Alipay, phục vụ hơn 1,3 tỷ khách hàng chủ yếu ở Trung Quốc và 80 triệu người bán.
Sự thật thú vị: Ant Group gần như đã suýt rời khỏi danh sách kỳ lân khi cố gắng IPO vào năm 2020. Lý do duy nhất khiến điều đó không thành công là Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã đích thân phá hỏng nỗ lực IPO của họ.
3. Stripe
- Định giá hiện tại: 152,0 tỷ USD
- Vị trí: Hoa Kỳ
- Lĩnh vực: Fintech
Stripe là một ví dụ tuyệt vời về sự đột phá của các công ty Unicorn. Có một khoảng cách thị trường thực sự, trong đó các doanh nghiệp nhỏ phải vật lộn để tìm các lựa chọn thanh toán trong thế giới kỹ thuật số mới.
Stripe đã giải quyết vấn đề này bằng cách giới thiệu một cách đơn giản và thuận tiện để chấp nhận thanh toán trực tuyến. Để giúp hàng triệu doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp kinh doanh riêng, Strip đã gia nhập cộng đồng Unicorn.
4. SpaceX
- Định giá hiện tại: 100,0 tỷ USD
- Vị trí: Hoa Kỳ
- Lĩnh vực: Không gian
SpaceX của Elon Musk có lẽ là công ty công nghệ vũ trụ thuộc sở hữu tư nhân nổi tiếng nhất từ trước đến nay vì có tham vọng cao cả là cuối cùng sẽ đưa một con người lên sao Hỏa.
Điều đó hoàn toàn không phải là khoa học viễn tưởng và bản thân nó sẽ không mang lại trạng thái kỳ lân trị giá 100 tỷ USD.
Tuy nhiên, Musk đã sử dụng SpaceX để tung ra các sản phẩm sáng tạo như dịch vụ Internet – Starlink và điều này đã giúp thu hút các nhà đầu tư ủng hộ tầm nhìn lớn của ông.
5. SHEIN
- Định giá hiện tại: 100,0 tỷ USD
- Vị trí: Singapore
- Lĩnh vực: Thương mại điện tử và bán lẻ
SHEIN là công ty có giá trị cao nhất nhắm đến người tiêu dùng Gen Z. Đây là nhà bán lẻ toàn cầu cung cấp hàng đến 150 quốc gia và tập trung vào quần áo thời trang nhưng giá cả phải chăng.
Trong giai đoạn đầu, họ không tham gia vào việc thiết kế hay sản xuất. Tuy nhiên, từ nền tảng đó công ty đã xây dựng được giá trị của mình bằng cách thiết lập một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, khép kín.
6. Rivian
- Định giá hiện tại: 67,7 tỷ USD
- Vị trí: Hoa Kỳ
- Lĩnh vực: Công nghệ môi trường
Nếu ai đó hỏi bạn tên tuổi lớn trong lĩnh vực ô tô điện là gì, bạn có thể sẽ trả lời bằng “Tesla”. Trên thực tế, Rivian lớn hơn.
Vào năm 2022, nó được liệt kê là một trong 100 công ty có ảnh hưởng nhất của TIME và một trong những lý do chính đằng sau thành công của nó là xe tải giao hàng điện tử – một phương tiện mà Amazon cho là rất quan trọng để chuyển đội giao hàng khổng lồ của mình sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho năm 2023.
7. Reliance Retail
- Định giá hiện tại: 63,4 tỷ USD
- Vị trí: Ấn Độ
- Lĩnh vực: Bán lẻ
Dù có dịch vụ thương mại điện tử, nhưng Reliance Retail chủ yếu hoạt động như một nhà bán lẻ truyền thống, với hơn 14.000 cửa hàng trên toàn quốc.
Tuy nhiên, đây là một gã khổng lồ thực sự, với hơn 45 công ty con và thương hiệu khác nhau, bao gồm mọi thứ từ cửa hàng tạp hóa đến điện thoại di động và thời trang. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của quy mô đối với các nhà đầu tư.
Dân số Ấn Độ sắp vượt qua dân số Trung Quốc và các nhà đầu tư từ Mỹ, Singapore và các quốc gia khác đã đầu tư vào Reliance vì khả năng tiếp cận dân số đó.
8. Kuaishou
- Định giá hiện tại: 60,9 tỷ USD
- Vị trí: Trung Quốc
- Lĩnh vực: Mạng xã hội và thương mại điện tử
Đối thủ chính của TikTok tại Trung Quốc lại là một công ty kỳ lân nằm trong top 10. Kuishou ít nổi tiếng hơn so với đối tác ở phương Tây, nhưng nó đã trở thành một ứng dụng phổ biến ở các quốc gia như Brazil và Indonesia. Điểm khác biệt của nó là sự cam kết.
Trong khi TikTok được thiết kế để bạn nhanh chóng kiểm tra và sau đó tiếp tục công việc trong ngày của mình, Kuaishou sẽ thưởng cho những người sáng tạo có lượng khán giả tương tác sâu sắc.
Điều này cho phép công ty kiếm được phần lớn doanh thu từ việc bán hàng thương mại điện tử, thay vì quảng cáo.
9. Roblox
- Định giá hiện tại: 45,3 tỷ USD
- Vị trí: Hoa Kỳ
- Lĩnh vực: Game
Nếu bạn có con, chắc hẳn bạn sẽ biết đến Roblox. Roblox cho phép trẻ nhỏ tạo, chia sẻ và chơi các trò chơi do người dùng khác tạo. Đó là một điển hình cho sự khai phá sáng tạo từ người dùng và thực tế nó đã tăng lên hơn 164 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, trong đó hơn một nửa là những người trẻ hơn 16 tuổi.
10. Nubank
- Định giá hiện tại: 41,5 tỷ USD
- Vị trí: Brazil
- Lĩnh vực: Công nghệ tài chính
Kỳ lân lớn nhất của Brazil là ngân hàng kỹ thuật số duy nhất không có văn phòng chi nhánh Nubank. Định giá của công ty này đã được tăng cường nhờ các khoản đầu tư từ các tập đoàn lớn như Tencent của Trung Quốc và đã phát triển đều đặn để cung cấp dịch vụ ở các quốc gia Mỹ Latinh khác.
4: Việt Nam có những công ty Unicorn nào?
Theo báo cáo của Google và Temasek, toàn khu vực Đông Nam Á có 11 kỳ lân công nghệ, còn Việt Nam có hai công ty được vào danh sách (VNPAY và VNG).
Tuy nhiên theo thống kê danh sách đầy đủ các công ty Unicorn trên CBInsight, 2 cái tên trong hàng ngũ Unicorn lại là MoMo và Sky Mavis.
Xét theo các nguồn thông tin này, Việt Nam có bốn kỳ lân công nghệ là VNG, VNLIFE, Sky Mavis và MoMo. Với 4 kỳ lân công nghệ, trên bản đồ khu vực, Việt Nam đứng thứ ba, xếp sau Singapore và Indonesia về số lượng.
1. VNG Corporation:
VNG là một trong những startup đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu với việc phát hành trò chơi trực tuyến. VNG dần chuyển mình thành công ty công nghệ trên nền Internet và trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam vào năm 2014.
VNG được đánh giá là doanh nghiệp nội dung số có sức ảnh hưởng hàng đầu với sự phát triển của Internet Việt Nam và ông Lê Hồng Minh là một trong 10 nhân vật ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực này ở giai đoạn 2007-2017, theo hiệp hội Internet Việt Nam.
Giai đoạn 2016-2020, VNG nằm trong Top 50 thương hiệu dẫn đầu của Forbes Việt Nam với định giá 69,3 triệu đô la Mỹ trong lần xếp hạng gần nhất năm 2020.
2. VNPAY
Năm 2019, VNPAY trở thành kỳ lân sau khoản đầu tư 300 triệu đô la Mỹ từ GIC và Softbank, mức đầu tư kỷ lục rót vào một công ty công nghệ Việt Nam tính đến thời điểm đó.
Theo báo cáo e-Conomy SEA năm 2020 do Google, Temasek, Bain & Company thực hiện, VNPAY trở thành kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam, xếp thứ 12 trong khu vực Đông Nam Á.
3. MoMo
MoMo được điều hành bởi công ty M-Service là một ứng dụng thanh toán di động hàng đầu tại Việt Nam, đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dùng.
Với mục tiêu tạo ra trải nghiệm thanh toán thuận tiện và nhanh chóng, MoMo đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và trở thành một trong những ví điện tử phổ biến nhất trong cộng đồng người tiêu dùng.
Người dùng MoMo có khả năng thực hiện nhiều giao dịch tài chính khác nhau, bao gồm chuyển khoản tiền, thanh toán hóa đơn, mua vé xem phim, đặt vé máy bay, và thậm chí là mua sắm trực tuyến.
Ứng dụng này không chỉ mang lại sự tiện lợi trong thanh toán mà còn cung cấp nhiều ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn từ đối tác kinh doanh.
MoMo là một trong những công ty fintech tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với giá trị 2,27 tỷ USD và đã huy động được tổng cộng 433,7 triệu USD từ các nhà đầu tư lớn trên thế giới như Ngân hàng Mizuho và Warburg Pincus.
4. Sky Mavis
Sky Mavis thành lập năm 2018, là công ty phát triển trò chơi đình đám Axie Infinity, tựa game NFT chạy trên nền tảng blockchain.
Thu hút 2,6 triệu người chơi, Axie Infinity không phải là game blockchain đầu tiên trên thế giới nhưng là game thành công nhất tính đến thời điểm hiện nay khi mở ra trào lưu game blockchain gây sốt tại Việt Nam và trên thế giới.
Tháng 10/2021, công ty nhận vốn vòng series B với 152 triệu đô la Mỹ với định giá lên 3 tỷ đô la Mỹ, chính thức trở thành 1 trong 4 kỳ lân công nghệ của người Việt.
5. Tạm kết
Unicorn không chỉ là những doanh nghiệp tỷ đô, mà còn là biểu tượng cho sự kiên trì, sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Sự xuất hiện của các công ty này thường mang theo những đổi mới sáng tạo, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, và thậm chí là thay đổi cách thức mà chúng ta sống và làm việc.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về Unicorn là gì. Nếu các bạn thấy thông tin trong bài là hữu ích, hãy chia sẽ bài viết này cho bạn bè và đồng nghiệp của mình nhé.