Hiểu được sự khác biệt giữa truy vấn tìm kiếm và từ khóa là chìa khóa để tạo ra các chiến lược Search Marketing hiệu quả.
Trong việc trao đổi công việc hằng ngày, các chuyên gia SEO thường sử dụng cụm từ truy vấn tìm kiếm và từ khóa để thay thế cho nhau, nhưng thực tế thì hai thuật ngữ này có ý nghĩa khác nhau.
Bởi vì không biết sự khác biệt giữa truy vấn và từ khóa có thể dẫn đến các chiến lược Search Marketing hoạt động kém hiệu quả.
Bài viết này sẽ nêu rõ những sự khác biệt của cả truy vấn tìm kiếm và từ khóa.
Truy vấn tìm kiếm là gì?
Truy vấn tìm kiếm là những gì mọi người tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.
Khi bạn hỏi Siri điều gì đó (truy vấn) hoặc nhập nội dung (truy vấn) vào Google và nhấn “tìm kiếm” – được gọi là truy vấn tìm kiếm.
Truy vấn tìm kiếm chỉ đề cập đến văn bản theo nghĩa đen được sử dụng để bắt đầu tìm kiếm. Thông tin mà người dùng đang tìm kiếm để truy xuất được gọi là mục đích tìm kiếm.
Đọc bài viết này để hiểu hơn về truy vấn tìm kiếm là gì
Từ khóa là gì?
Mặt khác, từ khóa là nền tảng của các chiến dịch tìm kiếm.
Chúng là những từ hoặc cụm từ mà bạn xây dựng chiến dịch paid search hoặc chiến dịch organic marketing.
Từ khóa là thuật ngữ hoặc cụm từ chính xác mà bạn muốn website của mình hiển thị trên Google.
Đọc bài viết này để hiểu hơn về từ khóa là gì
Sự khác biệt giữa truy vấn tìm kiếm và từ khóa
Sự khác biệt giữa từ khóa và truy vấn tìm kiếm liên quan đến việc bạn đang nói về hành động của người dùng hay hành động của Marketer.
Người dùng không biết về từ khóa và không quan tâm đến từ khóa. Họ chỉ muốn có câu trả lời cho truy vấn của họ.
Còn các Marketer chắc chắn sẽ quan tâm rất nhiều đến các truy vấn tìm kiếm.
Hiểu được đối tượng của chúng ta đang nhập nội dung gì vào Google và điều đó liên quan như thế nào đến nội dung và quảng cáo là điều cần thiết để tạo các chiến dịch Search Marketing mang lại hiệu quả.
Đây là lúc việc hiểu ý định của người dùng sẽ phát huy tác dụng.
Người dùng tìm kiếm cùng một nội dung theo nhiều cách khác nhau.
Thứ tự chính xác của các từ có thể khác nhau hoặc người dùng có thể thêm công cụ sửa đổi vào truy vấn của họ, nhưng nhìn chung, Google sẽ hiểu rằng ý nghĩa dự định của từ khóa là giống nhau.
Dưới đây là sơ đồ giúp hiển thị sự khác biệt giữa từ khóa và truy vấn tìm kiếm.
Ví dụ này cho thấy có bao nhiêu truy vấn tìm kiếm khác nhau có thể dẫn người dùng đến cùng một từ khóa gốc.
Bạn có thể tiếp tục sử dụng các truy vấn tìm kiếm và từ khóa thay thế cho nhau. Nhưng hãy lưu ý rằng sự khác biệt giữa truy vấn tìm kiếm và từ khóa có sức mạnh thay đổi cách bạn nghĩ về chiến lược Search Marketing.
Cách chọn từ khóa dựa trên truy vấn tìm kiếm
Bởi vì bạn muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng (không chỉ xếp hạng tốt cho các từ liên quan đến doanh nghiệp của bạn), các truy vấn tìm kiếm phải đóng một vai trò trong các từ khóa bạn chọn.
Dưới đây là cách xác định các truy vấn tìm kiếm mà đối tượng của bạn sử dụng để tìm website của bạn, cách nhắm mục tiêu các từ khóa mới dựa trên các truy vấn đó và cách kết hợp thông tin này vào chiến lược Digital Marketing của bạn:
1. Xác định các truy vấn tìm kiếm đưa người dùng đến website
Bạn có thể xem các truy vấn tìm kiếm mang lại lưu lượng truy cập đến trang web của mình bằng dữ liệu từ Google Search Console (trước đây là Webmaster Tools).
Sau khi đăng nhập, hãy điều hướng đến Hiệu suất > Phân tích tìm kiếm và bạn sẽ thấy danh sách tất cả các truy vấn đã đưa khách truy cập đến website của bạn trong tháng qua.
Điều này cho bạn thấy những từ và cụm từ cụ thể mà khách hàng sử dụng để tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Chỉ riêng danh sách này có thể cung cấp cho bạn những ý tưởng mới cho các từ khóa để đưa vào chiến lược của bạn.
Để tiến thêm một bước nữa, bạn có thể xem kết quả tìm kiếm cho từng truy vấn này và xem vị trí xếp hạng website của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang thu hút lưu lượng truy cập từ một truy vấn tìm kiếm mà bạn chưa nhắm mục tiêu, bạn có thể tạo nội dung được tối ưu hóa cho từ khóa đó để tăng gấp đôi kết quả.
Sau đó, khi bạn cải thiện thứ hạng của mình cho các truy vấn liên quan đến từ khóa đó, bạn có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn nữa từ những người dùng đang tìm kiếm cụm từ đó.
2. Tìm các truy vấn tìm kiếm mới dựa trên các từ khóa hiện tại
Ngoài các truy vấn tìm kiếm đã thu hút lưu lượng truy cập vào website của bạn, bạn có thể tìm thêm các truy vấn liên quan đến các từ khóa được nhắm mục tiêu của mình bằng các công cụ như Keyword Tool.
Nhập một từ khóa vào thanh tìm kiếm và bạn sẽ thấy danh sách các truy vấn tìm kiếm mà người dùng có thể tìm kiếm để tìm thấy website của bạn.
Không phải tất cả các truy vấn trong các danh sách này đều có liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Nhưng bạn có thể theo dõi các truy vấn có liên quan đến việc sử dụng trong các chiến dịch SEO hoặc PPC của mình.
Google Autosuggest là một cách khác để tìm các truy vấn tìm kiếm mới.
Bạn có thể nhận thấy rằng mỗi khi bạn bắt đầu nhập nội dung nào đó vào thanh tìm kiếm của Google, Google sẽ đề xuất các cụm từ liên quan. Đôi khi, chúng có vẻ hơi ngẫu nhiên – nhưng những lần khác, chúng sẽ giúp gợi ý chính xác những gì bạn đang tìm kiếm.
Tất cả các đề xuất này đều dựa trên các truy vấn tìm kiếm mà những người dùng Google khác đã nhập.
Với tư cách là người dùng, điều này có thể tăng tốc quá trình tìm kiếm – nhưng với tư cách là một chuyên gia SEO, nó cung cấp cho bạn thông tin chi tiết có giá trị về những gì đối tượng của bạn đang tìm kiếm. Giống như các truy vấn được tạo bởi các công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn có thể sử dụng thông tin này để mở rộng danh sách các từ khóa bạn nhắm mục tiêu trên website của mình.
Nhưng nếu bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google, Google cũng đưa ra các dự đoán dựa trên các tìm kiếm bạn đã thực hiện trước đây.
Có thể trước đây bạn đã tìm kiếm các từ khóa về doanh nghiệp của mình, vì vậy, có khả năng thông tin bạn thấy trong Autosuggest bị ảnh hưởng bởi những tìm kiếm đó. Bạn có thể tránh vấn đề này bằng việc đăng xuất khỏi tài khoản Google hoặc tắt Hoạt động web và ứng dụng của bạn.
3. Sử dụng thông tin này để cải thiện chiến lược từ khóa
Sau khi bạn đã dành một chút thời gian để tìm hiểu các truy vấn tìm kiếm, bạn có thể thêm vào các từ khóa mà bạn nhắm mục tiêu trong các chiến lược SEO và PPC của mình.
Ví dụ: nếu bạn tìm thấy các truy vấn tìm kiếm có từ khóa bạn chưa nhắm mục tiêu, bạn có thể tạo nội dung về những từ khóa đó để thu hút thêm lưu lượng truy cập.
Mặt khác, nếu bạn tìm thấy các truy vấn không liên quan tình cờ bao gồm nằm trong từ khóa của mình, bạn có thể thêm chúng làm từ khóa phủ định trong chiến dịch PPC của mình, vì vậy bạn không phải lãng phí tiền vào các lưu lượng truy cập không mang lại hiệu quả.
Giả sử bạn đang nhắm mục tiêu từ khóa “bình cắm hoa”, nhưng nếu khách truy cập của bạn thực sự muốn “bình cắm hoa bằng gốm”.
Nếu bạn đang bán bình cắm hoa bằng gốm, đây là một lựa chọn tốt – nhưng nếu bạn chỉ bán các sản phẩm bình cắm hoa bằng thủy tinh, bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho những đối tượng sẽ ít khi mua hàng của bạn.
Bạn cũng có thể thêm các từ khóa này từ khóa phủ định trong các chiến dịch PPC.
Tóm lại
Hiểu được sự khác biệt giữa truy vấn tìm kiếm và từ khóa là chìa khóa để tạo ra các chiến lược tìm kiếm hiệu quả.
Truy vấn tìm kiếm đề cập đến văn bản mà đối tượng của bạn đang tìm kiếm, trong khi từ khóa là những thuật ngữ bạn đang muốn đầu tư vào.
Khi bạn hiểu mối quan hệ giữa hai thuật ngữ này, bạn có thể nghĩ đến việc nghiên cứu từ khóa theo một cách mới.
Sử dụng các truy vấn tìm kiếm của khách hàng tốt nhất của bạn để khám phá những từ khóa nào nên đầu tư vào – đó là các Marketing thông minh.