Cùng SEO HOT khám phá sáu lý do tại sao SEO có thể chưa phù hợp cho doanh nghiệp của bạn, từ việc hạn chế về ngân sách đến nhu cầu đạt được kết quả nhanh chóng ngay lập tức.
Mặc dù SEO có thể mang lại hiệu quả cao nhưng nó không phải là giải pháp chung cho tất cả các doanh nghiệp.
SEO có thể không phải là giải pháp có hiệu quả ngay lập tức cho nhu cầu phát triển chiến lược Digital Marketing nhanh chóng cho doanh nghiệp của bạn.
Cùng tìm hiểu các lý do mà doanh nghiệp của bạn chưa cần đến SEO ngay thời điểm này.
1. Bạn yêu cầu kết quả nhanh chóng
Bạn có cần kết quả nhanh chóng cho doanh nghiệp của mình và cách thu hút hàng nghìn khách truy cập vào website của bạn ngay lập tức? Khi đó SEO có thể không phải là phương án tốt nhất của bạn.
SEO cần có thời gian để làm việc.
Các website mới có thể mất ít nhất ba đến sáu tháng để được xếp hạng trên Google. Theo một nghiên cứu của Ahrefs, 95% trang không lọt vào top 10 vị trí hàng đầu trong vòng một năm.
Kết quả sẽ khác nhau tùy thuộc vào chiến lược của bạn, nhưng dữ liệu cho thấy bạn phải chờ xem tác động. Đó là lý do tại sao con đường này không dành cho tất cả mọi người.
Ví dụ: nếu bạn tổ chức một sự kiện hoặc buổi hòa nhạc một lần hoặc đây là lần đầu tiên bạn tổ chức nó thì bạn sẽ bị giới hạn về thời gian.
Bạn không thể chỉ đợi công cụ tìm kiếm lập chỉ mục website của bạn hoặc đợi mọi người bắt đầu tìm kiếm sự kiện của bạn. Bạn cần làm cho họ biết về điều đó và khiến họ quan tâm đến nó.
Đó là khi chạy quảng cáo tìm kiếm hoặc quảng cáo trên mạng xã hội hiệu quả hơn trong việc quảng bá sự kiện của bạn và thu hút mọi người mua vé hoặc đăng ký.
Hoặc giả sử bạn có một giải pháp mới, chẳng hạn như CRM hoặc ứng dụng di động, mà bạn muốn giới thiệu ra thị trường. Bạn muốn cho mọi người thấy giải pháp của bạn tốt như thế nào và nó có thể giải quyết vấn đề của họ như thế nào.
Với vấn đề này, bạn không thể chỉ dựa vào SEO. Bạn sẽ cần sử dụng các phương pháp Marketing khác để thu hút sự chú ý của khán giả và thuyết phục họ thử giải pháp của bạn.
Quảng cáo PPC là chìa khóa trong trường hợp này. Sau khi tạo được sức hút và danh tiếng, bạn có thể bắt đầu đầu tư vào SEO vì mọi người sẽ tìm kiếm giải pháp của bạn một cách độc lập.
Vì vậy, SEO không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất nếu bạn cần nhanh chóng tạo ra sự quan tâm xung quanh một chủ đề mới hoặc khi tung ra thị trường một sản phẩm mới.
Bạn sẽ cần các phương pháp Marketing giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu ngay lập tức, chẳng hạn như quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các loại quảng cáo trả phí khác và đưa họ đến website hoặc landing page của bạn.
2. Bạn có ngân sách eo hẹp hoặc nguồn lực hạn chế
SEO không quá tốn nhiều chi phí nếu bạn có thể tự mình quản lý phần lớn công việc đó bằng kiến thức cơ bản và các công cụ SEO miễn phí. Các công cụ nâng cao như Ahrefs có sẵn với giá từ 99$ mỗi tháng.
Vấn đề là SEO tốt cần rất nhiều thời gian và công sức.
Bạn phải nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ, tạo nội dung, xây dựng liên kết, theo dõi thứ hạng, v.v. Và đó thậm chí còn chưa tính đến các khía cạnh kỹ thuật của SEO, như tối ưu tốc độ website, tính thân thiện với thiết bị di động và bảo mật.
Những nhiệm vụ này có thể tiêu tốn thời gian và công sức của bạn, mà bạn có thể sử dụng cho các khía cạnh quan trọng khác trong doanh nghiệp của mình như dịch vụ khách hàng và bán hàng.
Vậy bạn làm gì? Bạn có thể thuê một dịch vụ SEO hoặc các chuyên gia SEO để xử lý mọi việc cho bạn. Họ có đủ kỹ năng và công cụ để hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, việc thuê họ không hề rẻ. Tùy thuộc vào phạm vi và chất lượng dịch vụ của họ cũng như những mục tiêu yêu cầu của bạn, bạn có thể phải trả từ 13 triệu đến 200 triệu mỗi tháng cho SEO.
(Hiện nay vẫn có những công ty SEO hay các SEO Freelancer nhận SEO với giá rất rẻ, chỉ từ 3-5 triệu/tháng. Trước khi thuê các dịch vụ SEO giá rẻ này thì bạn nên phân tích rằng vì sao giá SEO của họ lại rẻ như vậy? Có hiệu quả không? Họ làm gì mà chi phí SEO không bằng lương tháng một nhân viên SEO bình thường. Hoặc bạn có thể tham khảo bài viết Tại sao doanh nghiệp không nên sử dụng dịch vụ SEO giá rẻ của SEO HOT)
Mặc dù điều này có thể được chấp nhận đối với các công ty lớn hơn nhưng nó có thể là một khoản tiền đáng kể đối với nhiều công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ.
Hiện nay, SEO vẫn là nền tảng được xem là hiệu quả và quan trọng nhất trong chiến lược Digital Marketing. Nó là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà bạn cần thực hiện cho doanh nghiệp của mình về lâu dài.
Bạn có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên, tạo khách hàng tiềm năng, tăng chuyển đổi và nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình đồng thời vượt qua đối thủ cạnh tranh và thống trị thị trường ngách của bạn trên tìm kiếm.
Vấn đề là, bạn có thể đầu tư vào SEO sau nếu bạn có ngân sách eo hẹp hoặc nguồn nhân lực hoặc thời gian hạn chế.
Đầu tiên, bạn nên tập trung phát triển hoạt động kinh doanh và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ để hình thành chiến lược SEO tổng thể toàn diện hơn.
Bạn cũng có thể trì hoãn các hoạt động SEO của mình nếu bạn đã có một nhóm marketing nội bộ biết họ đang làm gì và bạn đang kiếm tiền tốt từ các kênh quảng cáo khác.
3. Bạn không lo lắng về việc xếp hạng cao hơn đối thủ cạnh tranh
Một trường hợp khác bạn không cần SEO là khi thương hiệu của bạn đã quá nổi tiếng đến mức mọi người đều nhận ra.
Ví dụ, hãy thử nghĩ đến nước tăng lực Red Bull.
Họ có một website rất tốt nhưng không tập trung vào việc tạo các blog hoặc landing page phức tạp nhắm mục tiêu từ khóa cụ thể.
Họ không cần phải làm vậy vì họ đã nổi tiếng và không quan tâm đến việc đánh bại đối thủ cạnh tranh trong kết quả tìm kiếm.
Hơn nữa, họ không bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Thay vào đó, họ dựa vào hệ thống phân phối bán hàng gián tiếp được phát triển tốt.
Vì vậy, họ không quan tâm đến việc xếp hạng cho từ khóa “Nước tăng lực”.
Ngay cả khi bạn tìm kiếm từ khóa chính của họ, tùy thuộc vào khu vực của bạn, website chính thức có thể không đạt được vị trí đầu trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
4. Khách hàng của bạn không mua hàng trên trực tuyến
Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể tìm kiếm được nhưng khách hàng của bạn đang cố tình chọn không tìm kiếm trực tuyến để quyết định mua hàng.
Hãy suy nghĩ về khách hàng của bạn và “cuộc hành trình” họ trải qua trước khi tìm thấy bạn.
Họ đưa ra quyết định mua hàng như thế nào? Họ dựa vào và tin tưởng bao nhiêu vào Internet để biết thông tin? Và người liên hệ với bạn có phải là người quyết định mua hàng của bạn không?
Nhiều khách hàng không có thời gian và sự kiên nhẫn để xem xét kỹ lưỡng các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Ví dụ: bất kỳ ai nghiêm túc muốn mua một biệt thự sang trọng giá trị mấy chục tỷ hoặc hơn có lẽ không có thời gian để tìm kiếm danh sách bất động sản hoặc các đại lý trực tuyến. Thay vào đó, họ sẽ tìm kiếm sự giới thiệu.
Những khách hàng khác không muốn mạo hiểm mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trực tuyến. Ví dụ, ngành sản xuất thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các triển lãm thương mại và hiệp hội được chứng nhận để tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ mới.
Điều đó không có nghĩa là không có không gian cho nội dung để quảng bá thương hiệu và sản phẩm nhưng nó thường không phải là công cụ tạo doanh thu chính. Vì thế bạn phải cân nhắc các mục tiêu để có nên làm SEO cho các lĩnh vực này.
5. Bạn có một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới
Nếu công ty bạn cung cấp thứ gì đó thực sự mới có nhiều kênh và nền tảng Marketing Online thú vị để lựa chọn, nhưng SEO không phải là một trong số đó. Nếu bạn có thứ gì đó mà mọi người không quen thuộc thì họ sẽ không tìm kiếm nó trực tuyến. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các chương trình quảng cáo trên mạng xã hội hoặc quảng cáo video để giáo dục khách hàng và giúp họ hiểu rõ sản phẩm bạn đang bạn là gì và có tác dụng thế nào.
Khi thị trường đã quen thuộc với sản phẩm của bạn và bạn có mức độ nhận biết thương hiệu, SEO có thể là một lựa chọn tốt để tiếp tục duy trì hiển thị mặt thương hiệu và tiếp cận khách hàng mới trên tìm kiếm.
6. Sự cạnh tranh quá lớn
Nếu ngân sách SEO tối đa của doanh nghiệp bạn chỉ từ 20-30 triệu mỗi tháng và bạn đang phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh chi hàng trăm triệu mỗi tháng thì cơ hội nhận được thứ hạng cao cho các từ khóa quan trọng về mặt chiến lược sẽ dao động ở mức khoảng 0.
SEO trong một số ngành nhất định, chẳng hạn như mảng di động, thương mại điện tử hay rao vặt bất động sản bị chi phối bởi một số ông lớn có túi tiền rất lớn. Bạn có thể cạnh tranh trên các từ khóa nằm trong tầm quan sát của họ, nhưng bạn sẽ cần nghiên cứu từ khóa/cạnh tranh rất phức tạp để xác định liệu điều này có thể thành công hay không.
Đánh giá ưu và nhược điểm của SEO
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về việc liệu SEO có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không, hãy xem xét các cơ hội sau mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn:
Ưu điểm: Tăng khả năng hiển thị và lưu lượng truy cập
SEO có thể giúp bạn thu hút nhiều khách truy cập tự nhiên quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn.
Bạn cũng có thể nhắm mục tiêu đến các đối tượng cụ thể dựa trên vị trí, nhân khẩu học hoặc sở thích.
Nâng cao uy tín và sự tin cậy
Bạn có thể thiết lập thương hiệu của mình như một người có uy tín trong ngành thông qua tiếp thị nội dung.
Xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm sẽ khiến bạn có vẻ có thẩm quyền hơn, thể hiện chuyên môn và giá trị của bạn đối với khách hàng.
Cải thiện trải nghiệm người dùng và chuyển đổi
- SEO sẽ đảm bảo rằng bạn tạo ra một trang web thân thiện và hấp dẫn với người dùng, cung cấp thông tin có liên quan và hữu ích cho khách truy cập.
- Bạn sẽ tối ưu hóa trang web của mình cho thiết bị di động và đảm bảo tốc độ tải và khả năng truy cập cao.
- Điều này sẽ cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng, đồng thời tăng cơ hội chuyển đổi khách truy cập thành người mua.
Đánh giá tầm quan trọng của những yếu tố này đối với công ty của bạn. Hãy cố gắng xem xét quan điểm dài hạn của doanh nghiệp bạn.
Nếu bạn cho rằng những cơ hội này là quan trọng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước nhỏ để phát triển chiến lược tối ưu hóa.
SEO cần có thời gian để hiển thị kết quả, do đó, có thể đáng để bắt đầu thực hiện tối ưu hóa ngay khi bạn nhận thấy cơ hội phát triển.
Mặc dù lợi ích là rất lớn và nhiều chuyên gia SEO khuyến khích các điểm bán hàng, tôi tin rằng bạn cũng nên nhận thức được những nhược điểm có thể có của chiến lược quảng cáo này. Dưới đây là những điều cần ghi nhớ:
Nhược điểm: Sự cạnh tranh và cường độ cao
- SEO là một lĩnh vực năng động và luôn thay đổi, đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích và thích ứng liên tục.
- Bạn phải theo kịp các xu hướng, thuật toán và phương pháp hay nhất mới nhất để đi trước đối thủ cạnh tranh.
- Việc thuê các chuyên gia hoặc dịch vụ SEO chuyên nghiệp để giúp bạn về chiến lược có thể là cần thiết.
Kết quả không chắc chắn và bị trì hoãn
- SEO không phải là giải pháp khắc phục nhanh chóng hoặc đảm bảo. Xây dựng thứ hạng và khả năng hiển thị của bạn trên các công cụ tìm kiếm cần có thời gian và công sức.
- Bạn có thể không thấy kết quả ngay lập tức hoặc nhất quán từ nỗ lực SEO của mình.
- Sự cố kỹ thuật, thay đổi thuật toán hoặc thao tác thủ công từ công cụ tìm kiếm có thể ảnh hưởng đến tiến trình của bạn.
Hãy xem xét giá trị của SEO đối với doanh nghiệp của bạn vào lúc này
SEO có giá trị nhưng không phải là kênh bắt buộc phải làm nếu như chưa phù hợp với doanh nghiệp của bạn ngay lúc này. Đánh giá ưu và nhược điểm của nó đối với tình huống doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn muốn làm SEO, hãy đầu tư đầy đủ nguồn lực về nhân sự, tài chính và thời gian để có kết quả và đưa ra những đóng góp độc đáo.
Nếu hiện tại điều đó không phù hợp với doanh nghiệp của bạn, đừng quá căng thẳng. Bạn có thể xem xét lại nó ở thời điểm thích hợp hơn.